Wednesday, October 24, 2007

Lắp đặt hệ thống Quạt và Lưới ngăn cua còng

Nhiệm vụ của hệ thống Quạt nước rất quan trọng, ngoài việc tăng lượng Oxy nó còn có tác dụng gom chất thải và giải thoát khí độc. Vì vậy việc lắp đặt quạt là bắt buộc, đặc biệt với các ao nuôi công nghiệp.

1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC
a) Cách lắp đặt hệ thống quạt nước
* Vị trí cánh quạt nước
- Quạt nước cách bờ 3m.
- Khoảng cách giữa 2 quạt 60-80cm và nên lắp so le nhau.
- Tùy hình dạng ao (hình vuông hay hình chữ nhật) chọn cách lắp đặt hệ thống quạt để tạo dòng chảy mạnh nhất.
* Số lượng cánh quạt nước
- Nên lắp đặt số lượng quạt theo 2500-2800 con/cánh quạt.
* Một số mô hình lắp đặt cánh quạt

b) Lợi ích của quạt nước trong ao nuôi
* Cung cấp Oxy cần thiết cho ao nuôi.
* Tạo dòng chảy, kích thích tôm hoạt động.
* Trộn đều nước trong ao.
* Gom bùn dơ vào giữa ao.
* Giải phóng khí độc.

2. LƯỚI NGĂN CUA CÒNG
Cách lắp đặt và lợi ích của lưới ngăn cua còng
* Dùng lưới mùng hoặc lưới nylon chiều cao 60-80cm.
* Lắp đặt hệ thống lưới ngăn cua nghiêng ra ngoài 15 độ để hạn chế cua còng bò vào.

Tuesday, October 23, 2007

Thiết kế và xây dựng ao nuôi

Việc chọn lựa vùng nuôi, thiết kế và xây dựng ao là công vệc khởi đầu nuôi tôm thịt. Làm tốt ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi cho người nuôi ở những bước tiếp theo. Tuy nhiên người nuôi với điều kiện nuôi hạn chế sẽ phải chọn lựa phương án nuôi tối ưu nhất cho mình.



1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Khi chọn 1 địa điểm ần lưu ý những điểm sau:
* Vùng nước không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước thả sinh hoạt của khu dân cư, nước bị nhiễm thuốc trừ sâu từ ruộng lúa.
* Gần sông lớn, kênh rạch lớn, độ mặn từ 5 - 35‰ (tốt nhất từ 10 - 20‰).
* Vùng đất không hoặc ít bị nhiễm phèn, pH không dưới 5.
* Nên chọn vùng có chất đất thịt pha cát, có độ kết dính tốt.

2. XÂY DỰNG AO NUÔI
* Nên xây dựng ao nổi.
* Bờ ao phải chắc chắn. (khi thi công bờ ao phải dầm kỹ, loại bỏ rễ, lá cây, đồng thời có hệ thống nylon ở giữa bờ).
* Diện tích: tốt nhất 4000 - 6000 m2.
* Hình dáng: tốt nhất là hình Vuông, Chữ nhật (chiều rộng/chiều dài = 2/3).
* Đáy ao phải bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát.
* Nên bo tròn các góc ao để tạo dòng chảy tốt.
Lợi ích ao chứa lắng và xử lý:
- Chủ động nước không phụ thuộc vào thủy triều.
- Giảm số lượng ầm bệnh trong nước.
- Giảm tính độc của hóa chất sát trùng nước.
- Dễ gây màu nước.
* Thiết kế cống:
* Phủ bạt bờ ao, nhằm:
- Chống rò rỉ, sói lở.
- Tránh hiện tượng trôi phèn xuống ao khi trời mưa.
- Tạo dòng chảy.
- Ngăn ngừa cua còng đào hang.

Tuesday, September 25, 2007

Bệnh thân đỏ đốm trắng (WSSV, SEMBV)

Nguồn nhiễm bệnh Thân đỏ Đốm trắng có thể theo những đường sau :

1. Nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ - gọi là nhiễm bệnh theo chiều dọc (Vertical Transmission)
* Tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh
* Thức ăn của tôm bố mẹ (cua biển, hà biển) bị nhiễm bệnh.
* Nước biển dùng cho trại giống bị nhiễm bệnh


2. Nhiễm bệnh từ tôm bị bệnh truyền sang, từ vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc các mầm bệnh sẵn có trong nước. Việc lây lan này gọi là nhiễm bệnh theo chiều ngang (Horizontal transmissiion) do:
* Nuôi với mật độ cao
* Không có lưới ngăn
* Không dùng ao lắng, bơm nước trực tiếp từ ngoài vào
* Vật chủ trung gian: các loại cua biển, tôm đất...

Cách nhận bệnh:

* Nhuộm màu Haematoxylin và Eosin: Hypertropic nucleus (2-3 hrs)
* Paraffin Section và nhuộm màu
* PCR (polymerase chain reaction) kiểm tra ADN dùng Gel electrophoresis.

Thursday, September 13, 2007

Bệnh đầu vàng (Yellow head disease)

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột
- Sau 1-2 ngày bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc ven bờ
- Bơi không định hướng
- Lác đác tôm chết trong vó
- Chết với mức độ tăng dần
- Phần đầu ngực, gan tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu
- Thân có màu nhạt
- Tôm chết rất nhanh trong vòng 2-3 ngày (có thể gần 100%)
- Có khi dấu hiệu đầu vàng lẫn đốm trắng.

Nguyên nhân:

- Virut YHV (yellow head virus)

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang.

Chữa trị:

- Cũng giống như bệnh thân đỏ - đốm trắng (SEMBV - WSSV), bệnh đầu vàng (YHV) cũng chưa có phương thức chữa nào hữu hiệu, chỉ có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Phân trắng

- Thả tôm với mật độ thích hợp (20-25 con/m2)
- Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ.
- Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá...
- Chú ý quản lý môi trường. Có biện pháp thay nước định kỳ.
- Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.


Đối với chuẩn bị ao nuôi:

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian:

  • Chlorine 30ppm
  • B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
  • KMnO4 2-3ppm

* Hạn chế cua vào ao:

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Trộn men vi sinh đường ruột Zymetin... vào thức ăn
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

Bệnh phân trắng (White faeces disease)

Triệu chứng bệnh:

* Thường gặp ở tôm trong giai đoạn 40-50 ngày tuổi trở lên nhưng bệnh không nặng.
* Trong giai đoạn 80-90 ngày trở lên, bệnh của tôm sẽ nặng hơn.
* Có phân trắng nổi trên mặt nước, góc ao (cuối hướng gió)
* Việc ăn của tôm sẽ bắt đầu dừng lại, có thể tôm ăn giảm hoặc không tăng.
* Ban đầu thức ăn không đầy ruột, tôm bị ốp, vỏ mỏng và nhỏ dần.
* Trong đường ruột có những đốm màu vàng (màu đường cát) nhất là ở phần cuối.


Nguyên nhân:

* Do vi khuẩn Vibrio bởi các nguyên nhân sau:
* Cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và HPV.
* Sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám trên thành ruột.

Việc lây truyền bệnh:

* Không tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic)
* Gặp ở những nơi nuôi có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.
* ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa mưa.
* Tại trại giống: Có thể do trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc, hến...) hay nhiễm trực tiếp từ tôm bố mẹ.
* Tại ao nuôi: Có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trước lúc thu hoạch do tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Phát sáng

1. Trại giống

* Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn
* Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
* Tôm bố mẹ tốt


2. Tôm giống

* Kiểm tra bằng máy PCR
* Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
* Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
* Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:

* Chlorine 30ppm
* B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
* KMnO4 2-3ppm

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

* Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao, ví dụ: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
* Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần dùng một lần.
* Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian chạy máy xục khí.
* Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Men vi sinh
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

* Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
* Dùng tảo để phòng ngừa
* Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
* Giảm so với mức bình thường
* Thêm đường cát
* Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack.
* Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
* Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
* Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Xử lí bệnh phát sáng:

o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh
o Trộn Vibrocine 50cc./ 1kg thức ăn, cho ăn mỗi bửa, cho ăn một tuần nghỉ một tuần (liên tục suốt vụ nuôi)
o Trộn Zymetin... vào thức ăn từ số 4002 đến 4005 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp tôm bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn

Wednesday, September 12, 2007

Bệnh phát sáng (Luminous Bacteria Disease)

Triệu chứng bệnh:

* Tôm chết đáy tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
* Tôm bị bệnh sẽ bơi không định hướng, bơi không bình thường và vào bờ.
* Mang và thân tôm có màu xẫm, dơ, bắp thịt đục màu, gan teo lại và nhỏ dần.
* Ăn giảm, không có tức ăn trong đường ruột, phân tôm trong đường ruột, phân tôm trong nhá ít
* Tôm phản ứng chậm đầu tôm có phát sáng do phát sáng của V. harveji trong gan nhờ hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferrase, nhìn trong tối sẽ thấy thân tôm phát sáng.


Nguyên nhân

* Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi.

Điều kiện:

* Gram âm G (Gram Nagative)
* Phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10-40ppt (phát triển tối đa ở độ mặn 20-30ppt).
* Lây lan nhanh ở nhiệt độ cao (mùa nóng)
* Phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ (organic matter) và oxy thấp
* pH 7-9

Việc lây truyền bệnh:

* Sự thay đổi của môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH và sự tăng thêm của chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự lây lan và mạnh lên của vi khuẩn.

Cách nhận bệnh:

* Thử nghiệm bằng cách dùng TCBS Agar trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Đốm trắng

(Phần tóm tắt hay đầu bài đăng)

1. Trại giống

* Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn
* Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
* Tôm bố mẹ tốt

2. Tôm giống

* Kiểm tra bằng máy PCR
* Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
* Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
* Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:

o Chlorine 30ppm
o Formaline 70ppm
o B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
o KMnO4 10ppm

* Hạn chế cua vào ao:

o dùng FOS 500 EC 200 trộn với cá tươi (1kg)

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.
* Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
* Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần dùng một lần.
* Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian chạy máy xục khí.
* Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Men vi sinh
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

* Vác xin (Vaccine)
* Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
* Dùng tảo để phòng ngừa
* Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
* Giảm so với mức bình thường
* Thêm đường cát
* Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack.
* Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
* Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
* Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Xử lí bệnh thân đỏ đốm trắng:

o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh (Tôm bắt từ trại đã miễn nhiễm SEMBV)
o Trộn Semvac-P cho tôm ăn từ giai đoạn PL trong ao/ ao ương - Phương pháp này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh khi đã dùng được 30-45 ngày.

+ Tôm trong ao ương: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
+ Tôm từ 0-1 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
+ Tôm từ 1-2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (ngày cách ngày)
+ Tôm từ >2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (3-5 ngày dùng 1 lần)

* Trộn Zymetin vào thức ăn từ số 4002 đến 4005: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

Dạng nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm

Các dạng nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh sẽ có sự khác biệt về nhu cầu thức ăn và cách quản lý thức ăn.





Sức khỏe của tôm Qui định phù hợp:

* Tôm sạch toàn thân và các bộ phận khác, thức ăn đầy ruột.
* Gan bình thường không bị teo, hoặc cứng thành cục.
* Mang sạch

Theo dõi sức khoẻ tô thường xuyên để kiểm tra thức ăn hoặc cân tôm. Theo dõi số lượng vi khuẩn vibrio trong nước và gan tôm (trong nước không nên quá 102 tế bào/cc. Và trong gan phải không gặp vibrio loại Grem Nagative) Nếu tôm nhiễm vibrio hoặc vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh sau khi đã kiểm tra xong như:

* Nhóm Quinolone (Quinolone group): Prawnox, N-300
* Nhóm Sulfa (Sulfa group): Diatrim, Gerercin.

Nếu tôm bị đóng rong hoặc bị zoothanium bám, dùng Cleaner-80, O-lan. Trường hợp tôm ở trạng thái căng thẳng hoặc môi trường thay đổi có thể dùng chất bổ sung để tạo kháng thể như Betamine, Zymetine hoặc chất bổ sung Vitamin, khoáng chất như C-mix, Mutagen trộn vào thức ăn tôm sẽ có hiệu quả đối với việc gìn giữ môi trường và đối với bệnh của tôm.

Kiểm soát cho ăn

Tôm hấp thụ các loại thức ăn tốt sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống mà có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng và làm cho tỷ lệ sống cao. Như vậy, cần phải kiểm soát kỹ thức ăn và việc cho ăn để có hiệu quả cao, không làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Kiểm soát thức ăn có nghĩa là:

1. Thức ăn phải được tính theo phần trăm so với trọng lượng tôm vì nhu cầu thức sẽ tăng lên khi trọng lượng tôm tăng lên; phải cân tôm đều đặn 7 ngày/lần, tính đến thức ăn cần sử dụng, tỷ lệ sống bằng phương pháp dùng nhá kiểm tra khi mới bắt đầu thả tôm và dùng chài khi tôm đã lớn; cân tôm khi tôm bắt đầu ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi.

2. Thức ăn phải được rãi đều khắp các vị trí trong ao bằng cách vãi quanh ao hoặc dùng thuyền để tôm dễ bắt mồi.

3. Việc kiểm tra nhá (checking tray): kiểm tra mỗi bửa, ở nhiều vị trí, dùng nhá theo cỡ quy định 80cm x 80cm, dùng ít nhất 4 nhá trong một ao (Số lượg nhá = diện tích ao/1,600m2) để có thể kiểm soát được tôm ăn như thế nào trong mỗi bửa, và điều cỉnh cho phù hợp với nhu cầu của tôm phải làm như vậy vì rằng việc ăn mồi của tôm tuỳ thuộc vào các yếu tố môi trường ví dụ như chất lượng nước...; Bắt đầu dùng nhá khi thả tôm được 2-3 ngày để theo dõi sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm.

Thức ăn của Tôm

Sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp từ việc sử dụng thức ăn thiên nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp (artificial feed), có thể biểu hiện như sau: Sản lượng tôm trong ao = (Thức ăn thiên nhiên + thức ăn thiên nhiên làm từ phân) + thức ăn công nghiệp

Do đó có thể thấy rằng, trong ao nuôi cần phải tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang còn ở giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn thức ăn thiên nhiên (màu nước) trong ao nuôi trước khi thả tôm là cần thiết và quan trọng đối với tôm khi đang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công nghiệp (artificial fedd) thêm sẽ giúp tôm có đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cho tôm tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao. Khi so sánh với dạng nuôi quảng canh (Extensive) mà không dùng thức ăn, tôm sẽ có tỷ lệ sống thấp và tăng trưởng không đều. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống, ổn định về sau hoặc giúp tôm tăng trưởng và để duy trì giống. Do đó, thức ăn tôm tốt cần phải xem xét đến các thành phần chính như sau:

1.
Giá trị dinh dưỡng (Nutrition): phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như đạm (Protein), chất béo, Hydrat cacbon (Carbohydrate), Vitamin và khoáng chất; Có thể xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành thịt trong từng giai đoạn tuổi và suốt vụ nuôi (FCR period and FCR pond) và khả năng kháng bệnh của tôm.

2.
Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó tức ăn tôm được sản xuất ra cần phải:

3.
Dây chuyển sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn dạng viên nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cở tôm, để tôm dễ bắt mồi và hấp thụ tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s và 4005)

4.
Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phát triển sản xuất và sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua kiểm nghiệm trước khi đến người tiêu dùng.

5.
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không có độc, và phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hoá nhanh và hấp thụ tốt.

6.
Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy định (2 giờ).

7.
Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng cất không bị thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên thức ăn mà có khả năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm không thể đánh mùi được.

Tôm giống và Thả tôm giống

(Phần tóm tắt hay đầu bài đăng)

1. Trại giống

* Vệ sinh tốt
* Quản lý môi trường nước tốt
* Tôm bố mẹ chất lượng tốt
* Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV

2. Tôm giống (PL15 - 25)

* Khỏe và không nhiễm SEMBV - kiểm tra bằng máy PCR
* Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp Wanuchsoontron
* Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) - (Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản)

a. Kiểm tra bằng cách quan sát

* Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống
* Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm
* Cỡ tôm giống tương đương với nhau
* Không dị hình

b. Kiểm tra bằng kính hiển vi

* Vi khuẩn phát sáng
* Cơ thịt đục
* Kí sinh vật bên trong và ngoài
* MBV (Monodon baculo virus)
* GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân, khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.

c. Kiểm tra sự căng thẳng:

* Formaline test 100-150ppm. 2giờ
* hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.

Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C <79%>

Các chỉ tiêu chất lượng nước trong Ao tôm

Các điều kiện của nước trong ao nuôi tôm cần đạt một số chỉ tiêu sau:

1. pH:

Các mức qui định phù hợp:
* 7.5-8.5 đối với tôm
* 8.0-8.2 đối với tảo thực vật (màu nước)
* Biến động trong ngày không quá 0.3
* pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3
* pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường, dùng Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến động nhiều và cao hơn chút ít.
* Nếu pH cao hơn 8.3 trở lên, giảm pH bằng cách thay bớt nước nhằm giảm bớt tảo, chất dơ trong ao, đồng thời sử dụng đường cát 10-12kg/ha.

2. Độ mặn (Salinity)


* Mức qui định phù hợp: 10-30ppt
* Biến động trong ngày không quá 5ppt.

Đối với tôm và thực vật nổi (Diatom)
* Nếu độ mặn thấp hơn 5ppt nên cho vitamin để tăng sức đề kháng, khoáng chất nhất là khi tôm trong giai đoạn tuổi 45 ngày trở lên.
* Độ mặn 15-25ppt. Tôm tăng trưởng tốt, ngăn ngừa sự phát triển của tảo thực vật đặc biệt nhóm Dinoflagellate.
* Độ mặn cao hơn 35ppt, tôm sẽ ăn giảm và có thể là ngưng ăn hoặc chậm lớn, màu nước đậm khó điều chỉnh, trước khi thả tôm nên ngâm với dinh dưỡng tối thiểu 30 phút thì sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn khác nhau.

3. Nhiệt độ (Temperature)

* Mức qui định phù hợp: 28
0C-330C đối với tôm và tảo thực vật thuộc nhóm rong màu xanh, nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, không nên quá 200C- 300C có thể làm cho tôm chết, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn.
* Đối với tảo:
- Nếu nhiệt độ 15
0C-250C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt.
- Nếu nhiệt độ 23
0C-350C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt.
- Nếu nhiệt độ >35
0C, nhóm rong màu xanh pha xanh nước biển sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm khác.
* Đối với tôm:
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 250C tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn.

4. Độ trong (Transparency), Độ đục (Turbidity)

* Mức qui định phù hợp:
- 30-45 cm.
- > 60cm nước trong, nếu tôm ở giai đoạn tuổi không quá 50 ngày nên dùng phân gà 30-50kg/1,600m2, bỏ vào bao và treo trong ao hoặc phân vô cơ như Urea, Super phốtpho 1-2kg/1,600m2 cứ mỗi 2-4 tuần cho đến khi màu nước bắt đầu phù hợp. Sau đó dùng chất kích thích tảo vãi theo hướng cánh quạt nước; Nếu khó gây màu nước trong ao có thể dùng Power pack đã cấy trước 24 giờ 2.5 lít với 1kg thức ăn, thêm 5 lít nước sạch để cấy thêm 24 giờ nữa rồi đem dùng cho 3000-5000m2 sẽ thúc cho màu nước lên nhanh và dùng
chất kích thích tảo đánh xuống nước như bình thường.

5. Oxy hoà tan (D.O.)

* Mức qui định phù hợp:
- 5-6ppm. Vào buổi sáng sẽ phù hợp với tôm, dùng men vi sinh (không thấp hơn 4ppm). Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm.
* Oxy hoà tan (D.O.) thấp hơn 4ppm. Phải sục khí nhiều hơn và thay nước, nếu không tốt hơn phải điều chỉnh thức ăn, quản lý màu nước cho đều đặn, tránh dùng thức ăn tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng thể.
* Oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao tảo sẽ phát triển tràn lan; ngưng dùng phân, kiểm soát thức ăn, dùng Zeolite 10-20kg/1,600m2, xục khí vào ban đâm, quản lý màu nước cho đều đặn.
* Oxy hoà tan quá thấp, tôm nổi đầu, nên dùng thêm máy cung cấp oxy và bổ sung vitamin C, khoáng chất hoặc chất kháng thể.

6. Độ kiềm (Alkalinity)

* Mức qui định phù hợp
- Tôm mới thả: 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm)
- 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
- 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
* Nếu độ kiềm thấp nên dùng Vôi nông nghiệp 30-50kg/1,600m2 mỗi 2-3 ngày cho đến khi đạt đến mức cần thiết hoặc cũng có thể dùng Dolomite.

7. Amonia (NH3) Hydrogensulfide (H2S) và việc quản lý đáy ao.

* Mức qui định phù hợp
o <>

Chuẩn bị nước

Việc chuẩn bị nước là rất quan trọng, Tránh được mầm bệnh ngay từ đầu, đồng thời tạo thức ăn tự nhiên và làm tăng tỉ lệ sông cho tôm giống khi thả xuống.

1. LẤY VÀ XỬ LÝ NƯỚC
a) Túi lọc nước (Screen net)
Dùng túi lọc để ngăn các vật chủ trung gian như cá, cua, các loại tôm khác. Dùng túi lọc bằng cotton 2 lớp, rộng 1-2m, dài khoảng 15-20m. Làm một túi lọc dài và gắn với máy bơm để trong suốt quá trình nuôi có thể lọc bớt tảo ra khỏi ao.
b) Lấy và xử lý nước
* Chọn con nước tốt, lấy vào ao lắng qua túi lọc.
* Để 2-3 ngày sau đó bơm vào ao nuôi qua túi lọc.
* Quạt 2-3 ngày cho trứng cá, giáp xác nở hết.
* Dùng các loại hóa chất để xử lý nước, như Clorin, Formol, Vikon,...
* Xử lý xong, 4-5 ngày sau gây màu nước.

2. GÂY MÀU NƯỚC
* Gây màu theo phương pháp Vô cơ:

Dùng phân URE, DAP, NPK theo tỉ lệ 20:20:0
Liều dùng 5-10kg/ha, đánh vào lúc 8-9 giờ sáng. Chia thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.
* Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá 1-15kg/ha ngâm nước 24 giờ và đem đều tạt
khắp ao lúc 8-9 giờ sáng. Nên kèm Dolomite (10-15kg/1000m3) vào mỗi buổi sáng.

3. ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC CHUẨN BỊ THẢ TÔM
Do độ trong bằng đĩa Secchi, thích hợp 40-50cm.

Cải tạo ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, khâu cải tạo là rất quan trọng. Tùy theo chất đất, điều kiện từng ao mà ta có biện pháp cải tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung có 2 cách cải tạo ao chính:
Cải tạo khô và Cải tạo ướt.

A. Cải tạo khô, đối với ao ít hoặc không nhiễm phèn.
* Tháo cạn nước trong ao.
* Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên.
* Rửa nền đáy ao.
* Bón vôi, cày xới, phơi đáy ao.
* Sau thời gian phơi khô (15-30 ngày) lấy nước vào (10-20 cm) ngâm 1-2 ngày. Bừa đáy ao bằng phẳng.
* Xả hết nước, phơi khô rồi nén lu đáy ao bằng phẳng.
* Bón vôi CaCO3 (liều lượng theo bảng).
* Lấy nước vào.

B. Cải tạo ướt, đối với ao bị nhiễm phèn hoặc không thể phơi đáy.
* Hút bùn dơ ra ngoài ao.
* Lấy nước vào đầy ao rồi xổ, xả 3-4 lần.
* Lấy nước vào khoảng 30cm rồi đánh CaO (vôi tôi) 1,5-2 tấn/ha. Ngâm 2-3 ngày sau đó xả bỏ. Lấy nước vào, xả bỏ lại một lần nữa. (nên cải thiện đáy ao với men vi sinh xử lý đáy)
* Bón vôi CaCO3 (liều lượng theo bảng).
* Lấy nước vào.
C. Vệ sinh dụng cụ
Những dụng cụ đã nuôi vụ trước cần được vệ sinh (rửa, ngâm) sạch sẽ và phơi khô.

Chất lượng nước

Chất lượng nước tốt do xử lý đúng sẽ giúp tôm tránh được nhiễm bệnh, tăng trưởng tốt, tỉ lệ sống cao.

Yếu tố - Phương pháp kiểm tra - Thời gian kiểm tra

độ đục - đĩa Secchi - 3 giờ chiều mỗi ngày
Hàm lượng oxy - Máy đo D.O - 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày
pH - Máy đo hoặc pH-test kit - 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày
độ mặn - Máy đo - hàng ngày
độ kiềm - test kit - hàng tuần
Hợp chất của nitơ - test kit - hàng tuần
Sulfat - test kit - 2 tuần đo 1 lần
Vi khuẩn Vibro - TCBS agar - test kit - hàng tuần
Vi khuẩn Vibrio phát sáng - TCBS agar - test kit - hàng tuần
Tảo - Kính hiển vi - hàng tuần

Vi sinh vật và tảo

Là những sinh vật nhỏ bé không thể nhìn thấy hoặc khó nhìn thấy bằng mắt thường, có thể được chia ra thành 5 nhóm như sau: Nhóm vi khuẩn (bacteria), nhóm bào tử nấm (fungi), nhóm tảo - thực vật phiêu sinh (algae), nhóm phiêu sinh động vật (zooplankton) và nhóm cuối cùng là virus (viruses). Nhóm của các sinh vật nhỏ bé này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái trong ao nuôi đó là nhóm vi khuẩn và vi tảo.

* Thực vật phiêu sinh: Là sinh vật sử dụng chất hữu cơ trong ao nuôi làm nguồn thức ăn (autotrophs). Ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo cần CO2 để dùng làm nguyên liệu trong quá trình quang hợp, quá trình này sản xuất ra oxy (O2). Nhưng khi không có ánh nắng trời mưa hoặc vào ban đêm, tảo vẫn phải dùng oxy để hô hấp. Do đó hàm lượng oxy hoà tan dao động lớn: cao vào trưa xế và thấp khi gần sáng.

Tảo được chia làm 7 nhóm nhưng những nhóm phiêu sinh thực vật mà ta thường gặp trong ao nuôi và được biết nhiều đến, đó là:

+ Tảo màu xanh pha tím than (blue green algae) - Dinoflagellate.
+ Tảo màu xanh (green algae) - Diatom

Tảo màu xanh pha tím than là loại tảo có hại cho tôm và kể cả tảo thành viên trong nhóm Filamentous như Oscillatoria sp. Và Anabaena sp. Và loại tảo Rakhoroni gây ra váng trên mặt nước như: Microcytis sp. sẽ làm cho tôm có mùi tanh bùn và có mùi hôi đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng bọc của tế bào, có thể gây ra sự tắc nghẽn ở mang tôm khi được phát triển cực đại sẽ làm cho nước có độ pH cao và làm cho hàm lượng oxy giảm thấp vào sáng sớm. Có nhiều loại trong nhóm Dinoflagellate mang độc tố như Alaxandium sp., Gonyaulax sp.. Những loại này mang độc tố PSP và DSP khi phát triển cực đại trong ao nuôi độc tố sẽ gây cho tôm chết.

Không nên để tảo (diatom) phát triển nhiều trong ao nuôi mặc dù nó là thức ăn của hậu ấu trùng như Chaetoceros sp., Skeletonema sp.. Phiêu sinh nhóm này thường làm màu nước dễ thay đổi bởi vòng đời của chúng tương đối ngắn, nên việc quản lý màu nước rất khó. Màu của nước do nhóm phiêu sinh vật màu lục hoặc loại tảo green algae như Scenedesmus sp., Chlorella sp. là phiêu sinh vật không có tính độc, kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm, có vòng đời dài làm cho màu của nước ít bị mất và đặc biệt tảo Chlorella sp. Có khả năng sản sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

* Các động vật phiêu sinh thì sống nhờ vào các phiêu sinh sống cũng như đã chết và những vật hữu cơ lơ lửng trong môi trường.

* Các vi khuẩn là sinh vật đơn bào có khả năng tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong ao nuôi là vi sinh vật trong nhóm phân huỷ chất hữu cơ và sử dụng oxy để hô hấp (hetero-trophs). Kết quả của sự hô hấp naỳ đã tạo được khí CO2 (carbon dioxide) là chất ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng của nước. Chúng sử dụng tất cả các chất vô và hữu cơ trong nước để duy trì sự sống. Phiêu sinh nắm vai trò nền tảng cho hệ thống thực phẩm trong nước, giữa năng suất tôm, cá và phiêu sinh vật có một sự liên hệ vô cùng quan trọng. Mặt nước không có phiêu sinh vật là mặt nước chết về phương diện sản xuất. Tuy nhiên ao hồ nhiều phiêu sinh quá cũng gây nhiều bất lợi cho năng suất như đã đề cập ở trên. Lượng phiêu sinh vật và loại phiêu sinh vật thể hiện bởi độ đục và màu sắc của nước.

Yếu tố chính yếu cần thiết cho sự tăng trưởng của phiêu sinh vật gồm: Carbon, Oxygen, Hydrogen, Phosphor, Nitrogen, Sulfur, Potassium, Sodium, Calcium, Magnesium, Iron, Manganese, Copper, Zinc, Boron, Cobalt and Chloride. Phosphors được coi là quan trọng hơn cả về phương diện dinh dưỡng cho tôm, cá trong ao hồ và việc bón phospho sẽ có lợi nhiều cho phiêu sinh cũng như tôm cá.

Hợp chất của Nitơ

Gồm 3 chất chính: Amonia, Nitrite and Nitrate.
Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước amonia được phân chia (dissociate) làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá).

Chỉ có dạng NH3 (khí hoà tan) của Amonia là gây độc cho ao hồ. Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ NH3 (khí hoà tan) của amonia. Độ độc của amonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao hồ vì thức vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ tảo cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Mức độ NH3 (khí hoà tan) của amonia thay đổi giảm về ban đêm ứng với sự thay đổi của pH và nhiệt độ. Dưới tác dụng của vi khuẩn, Amonia sẽ bị biến đổi thành Nitrite (NO2) (bằng Nitrosomonas bacteria) rồi Nitrate (NO3) (bằng Nitrobacter bacteria)

Hình thức Nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Để trị chất độc của Nitrite ta có thể áp dụng Chloride để mang tỷ lệ Nitrite: Chloride tới 0,25.